Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
231226

Giới thiệu chung về Vĩnh An

Ngày 17/05/2018 09:15:29

Vĩnh An là một xã miền núi nằm phía Đông Nam của huyện Vĩnh Lộc. Theo di chỉ khảo cổ học núi Sen thì vùng đất này đã có từ lâu đời. Cách đây 6.000 - 7.000 năm đã có cư dân đến đây sinh sống. Vĩnh An là một địa danh có nhiều danh thắng nổi tiếng như động Kim Sơn với hệ thống “Ngũ linh động”, động “Tiên Sơn” được gọi là “Phong Nha thứ 2” của Việt Nam. Các núi như Biện Lĩnh, Nham Thôn, Tiến Sỹ… có hình thù kỳ vĩ như tháp, như lâu đài, là kỳ, là phượng, là ngựa, là bức gấm thêu là bức họa vẽ… có giá trị về văn hóa lịch sử.

635457140.jpg
Vĩnh An là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Vĩnh An có mã số Quốc gia: 27135.
Phía Bắc giáp với xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Lộc
PhíaĐông giáp với xã Hà Lĩnh, Hà Sơn huyện Hà Trung
Phía Tây giáp với xã Định Tiến huyện Yên Định
Phía Nam giáp với xã Định Cộng huyện Yên Định

Vĩnh An nằm bên dòng sông Mã chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phân định gianh giới của 2 huyện Vĩnh Lộc và Yên Định, nơi có ngã ba sông một con gà gáy 5 huyện cùng nghe, đó là các huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Vĩnh Lộc.

Theo Đồng Khánh Dư địa chí (1885 - 1888) thì trước đây Vĩnh An là xã Ngọc Sơn thuộc Tổng Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, được đổi tên là xã Ngọc Lĩnh thuộc Tổng Bồng Thượng, huyện Vĩnh Lộc. Thời kỳ đó xã có 4 làng: Làng Hang (Nham thôn), Nổ Thôn (Nhân Hòa), Làng Bông (Long Thịnh) và làng Chùa Kim. Đến tháng 1 năm 1948 xã được đổi tên thành xã Vĩnh An huyện Vĩnh Lộc. Đến năm 1979, thực hiện chủ trương quy hoạch dân cư di dân vào núi đi xây dựng vùng kinh tế mới, một số hộ dân làng Hang, Làng nổ, làng Chùa Kim được chuyển vào núi khai phá đất đai tăng diện tích sản xuất, làng Chùa Kim không còn. Hiện nay xã Vĩnh An có 6 làng chia thành 8 thôn: Làng Nham thôn (gồm thôn 1, 2, 3), làng Núi Sen (Thôn 4), làng Núi Chầu (Thôn 5), làng Nổ (Thôn 7), làng Bông (Thôn 8), làng Ác Sơn (Thôn 9).

Xã Vĩnh An có chiều dài 7km, chiều rộng 2,5km, với tổng diện tích tự nhiên là 938,09 ha, đất thổ cư là 137,2ha, đất nông nghiệp 279,76ha, còn lại là đất ao hồ, đồi, núi đá vôi. Dân số 3.983 khẩu/1.106 hộ, xã có 2 tôn giáo là Đạo phật và Thiên chúa giáo.

Vĩnh An trước đây giao thông tương đối khó khăn thường bị cô lập với bên ngoài vào mùa mưa bão. Đến nay đường giao thông rất thuận lợi cho việc giao thương kinh tế và phát triển Du lịch của xã, kết nối với trung tâm xã có 3 đường đến đó là: Đường từ QL.217 vào 3,5km; Đường từ QL1 đi dọc đê sông Lèn qua xã Hà Sơn vào 12km; Đường từ xã Vĩnh Minh vào 2,5km. Ngoài ra sông Mã là đường kết nối giao thông đường thủy từ Vĩnh An về thành phố Thanh Hóa rất thuận tiện, dễ dàng.
Vĩnh An là xã miền núi có 2/3 diện tích là đồi, núi đá vôi. Núi đá vôi ở Vĩnh An đã được hình thành cách đây hàng triệu năm, trải qua biến đổi địa chất tạo nên cảnh quan, hang động kỳ vỹ, nhiều ngọn núi đá cao vút, vách đá cheo leo hiểm trở gập ghềnh, trong hang động có nhiều thạch nhũ lấp lánh ánh kim, thời niên hiệu Lê Cảnh Hưng, quan lại triều đình, tao nhân mạc khách tham quan để lại nhiều bài thơ, bài phú trên vách đá mô tả cảnh đẹp của Động Kim sơn.
Với cảnh quan môi trường sinh thái, quần thể núi, hang động kỳ vỹ, Động kim sơn đã được xếp hạng " Danh thắng Quốc gia" năm 2008, tổng diện tích được bảo vệ vùng lõi danh thắng là 40 ha. Để phát huy giá trị, hiệu quả của khu Danh thắng Quốc gia, Vĩnh An đã và đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư, các Doanh nghiệp vào đầu tư khai thác tiềm năng du lịch của Danh thắng này.

Với vị trí điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, quang cảnh hữu tình trên bến dưới thuyền, có Danh thắng Quốc gia, lại có nhiều đặc sản như: Củ ấu, khoai bông, dê núi đá... Con người Vĩnh an trong suốt chiều dài lịch sử luôn cần cù chịu thương chịu khó, vượt qua mọi khó khăn thử thách, năng động sáng tạo với nhiều ngành nghề, công việc khác nhau, chắt chiu cùng nhau xây dựng quê hương Vĩnh An ngày một phát triển, bộ mặt nông thôn Vĩnh An đang ngày một khởi sắc, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Vĩnh an đang quyết tâm xây dựng xã NTM vào năm 2019.
Thực hiện lời nói của Bác Hồ, xã Vĩnh An đang góp sức mình cùng với Huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung quyết tâm xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu.

635457140.jpg
Vĩnh An là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Vĩnh An có mã số Quốc gia: 27135.
Phía Bắc giáp với xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Lộc
PhíaĐông giáp với xã Hà Lĩnh, Hà Sơn huyện Hà Trung
Phía Tây giáp với xã Định Tiến huyện Yên Định
Phía Nam giáp với xã Định Cộng huyện Yên Định

Vĩnh An nằm bên dòng sông Mã chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phân định gianh giới của 2 huyện Vĩnh Lộc và Yên Định, nơi có ngã ba sông một con gà gáy 5 huyện cùng nghe, đó là các huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Vĩnh Lộc.

Theo Đồng Khánh Dư địa chí (1885 - 1888) thì trước đây Vĩnh An là xã Ngọc Sơn thuộc Tổng Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, được đổi tên là xã Ngọc Lĩnh thuộc Tổng Bồng Thượng, huyện Vĩnh Lộc. Thời kỳ đó xã có 4 làng: Làng Hang (Nham thôn), Nổ Thôn (Nhân Hòa), Làng Bông (Long Thịnh) và làng Chùa Kim. Đến tháng 1 năm 1948 xã được đổi tên thành xã Vĩnh An huyện Vĩnh Lộc. Đến năm 1979, thực hiện chủ trương quy hoạch dân cư di dân vào núi đi xây dựng vùng kinh tế mới, một số hộ dân làng Hang, Làng nổ, làng Chùa Kim được chuyển vào núi khai phá đất đai tăng diện tích sản xuất, làng Chùa Kim không còn. Hiện nay xã Vĩnh An có 6 làng chia thành 8 thôn: Làng Nham thôn (gồm thôn 1, 2, 3), làng Núi Sen (Thôn 4), làng Núi Chầu (Thôn 5), làng Nổ (Thôn 7), làng Bông (Thôn 8), làng Ác Sơn (Thôn 9).

Xã Vĩnh An có chiều dài 7km, chiều rộng 2,5km, với tổng diện tích tự nhiên là 938,09 ha, đất thổ cư là 137,2ha, đất nông nghiệp 279,76ha, còn lại là đất ao hồ, đồi, núi đá vôi. Dân số 3.983 khẩu/1.106 hộ, xã có 2 tôn giáo là Đạo phật và Thiên chúa giáo.

Vĩnh An trước đây giao thông tương đối khó khăn thường bị cô lập với bên ngoài vào mùa mưa bão. Đến nay đường giao thông rất thuận lợi cho việc giao thương kinh tế và phát triển Du lịch của xã, kết nối với trung tâm xã có 3 đường đến đó là: Đường từ QL.217 vào 3,5km; Đường từ QL1 đi dọc đê sông Lèn qua xã Hà Sơn vào 12km; Đường từ xã Vĩnh Minh vào 2,5km. Ngoài ra sông Mã là đường kết nối giao thông đường thủy từ Vĩnh An về thành phố Thanh Hóa rất thuận tiện, dễ dàng.
Vĩnh An là xã miền núi có 2/3 diện tích là đồi, núi đá vôi. Núi đá vôi ở Vĩnh An đã được hình thành cách đây hàng triệu năm, trải qua biến đổi địa chất tạo nên cảnh quan, hang động kỳ vỹ, nhiều ngọn núi đá cao vút, vách đá cheo leo hiểm trở gập ghềnh, trong hang động có nhiều thạch nhũ lấp lánh ánh kim, thời niên hiệu Lê Cảnh Hưng, quan lại triều đình, tao nhân mạc khách tham quan để lại nhiều bài thơ, bài phú trên vách đá mô tả cảnh đẹp của Động Kim sơn.
Với cảnh quan môi trường sinh thái, quần thể núi, hang động kỳ vỹ, Động kim sơn đã được xếp hạng " Danh thắng Quốc gia" năm 2008, tổng diện tích được bảo vệ vùng lõi danh thắng là 40 ha. Để phát huy giá trị, hiệu quả của khu Danh thắng Quốc gia, Vĩnh An đã và đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư, các Doanh nghiệp vào đầu tư khai thác tiềm năng du lịch của Danh thắng này.

Với vị trí điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, quang cảnh hữu tình trên bến dưới thuyền, có Danh thắng Quốc gia, lại có nhiều đặc sản như: Củ ấu, khoai bông, dê núi đá... Con người Vĩnh an trong suốt chiều dài lịch sử luôn cần cù chịu thương chịu khó, vượt qua mọi khó khăn thử thách, năng động sáng tạo với nhiều ngành nghề, công việc khác nhau, chắt chiu cùng nhau xây dựng quê hương Vĩnh An ngày một phát triển, bộ mặt nông thôn Vĩnh An đang ngày một khởi sắc, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Vĩnh an đang quyết tâm xây dựng xã NTM vào năm 2019.
Thực hiện lời nói của Bác Hồ, xã Vĩnh An đang góp sức mình cùng với Huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung quyết tâm xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC